A/ Giới hạn dịch vụ xin cấp phép đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực Internet?
Trên cơ sở pháp luật hiện hành, liên quan đến dịch vụ xin cấp phép đầu tư trong lĩnh vực Internet, Netlaw.vn tập trung vào 42 hoạt động sau:
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ kết nối Internet.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ truy cập Internet.
- Đầu tư – kinh doanh trang tin điện tử.
- Đầu tư – kinh doanh sàn thương mại điện tử.
- Đầu tư – kinh doanh mạng xã hội.
- Đầu tư – kinh doanh game online.
- Đầu tư – kinh doanh các nền tảng dịch vụ SaaS (Software as a Service).
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ đăng ký, duy trì tên miền.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ trung tâm dữ liệu.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ định danh và xác thực điện tử.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ..
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ cho thuê chỗ lưu trữ thông tin số.
- Đầu tư – kinh doanh công cụ tìm kiếm thông tin trên Internet.
- Đầu tư – kinh doanh trang thông tin điện tử bán hàng trên Internet.
- Đầu tư – kinh doanh các giải pháp CNTT để các bên có thể xác lập, thực hiện, chấp dứt hợp đồng trên môi trường Internet.
- Đầu tư – kinh doanh các giải pháp thanh toán trên Internet.
- Đầu tư – kinh doanh ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực: Giáo dục, Y tế, Văn hóa thông tin, Quốc phòng, an ninh, Nông nghiệp, nông thôn…
- Đầu tư – kinh doanh vào nghiên cứu, phát triển công nghệ, các sản phẩm CNTT
- Đầu tư – kinh doanh vào lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực CNTT.
- Đầu tư – kinh doanh vào công nghiệp phần cứng.
- Đầu tư – kinh doanh vào công nghiệp phần mềm.
- Đầu tư – kinh doanh vào công nghiệp nội dung.
- Đầu tư – kinh doanh vào khu công nghệ thông tin tập trung (khu công nghệ cao).
- Đầu tư vào 8 dịch vụ CNTT: (1) Dịch vụ điều tra, khảo sát, nghiên cứu thị trường về công nghệ thông tin; (2) Dịch vụ tư vấn, phân tích, lập kế hoạch, phân loại, thiết kế trong lĩnh vực CNTT; (3) Dich vụ tích hợp hệ thống, chạy thử, dịch vụ quản lý ứng dụng, cập nhật, bảo mật; (4) Dich vụ thiết kế, lưu trữ, duy trì trang thông tin điện tử; (5) Dich vụ bảo hành, bảo trì, bảo đảm an toàn mạng và thông tin; (6) Dịch vụ cập nhật, tìm kiếm, lưu trữ, xử lý dữ liệu và khai thác cơ sở dữ liệu; (7) Dich vụ phân phối sản phẩm công nghệ thông tin; (8) Dich vụ đào tạo công nghệ thông tin.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ bảo mật thông tin không sử dụng mật mã dân sự.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ mật mã dân sự.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ tư vấn an toàn thông tin mạng.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ giám sát an toàn thông tin mạng.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ ứng cứu sự cố an toàn thông tin mạng.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ khôi phục dữ liệu.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ phòng ngừa, chống tấn công mạng.
- Đầu tư – kinh doanh sản phẩm mật mã dân sự.
- Đầu tư – kinh doanh sản phẩm kiểm tra, đánh giá an toàn thông tin mạng.
- Đầu tư – kinh doanh sản phẩm giám sát an toàn thông tin mạng.
- Đầu tư – kinh doanh sản phẩm chống tấn công, xâm nhập.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ đào tạo nguồn nhân lực làm công tác an toàn thông tin mạng.
- Đầu tư – kinh doanh xây dựng cơ sở hạ tầng không gian mạng quốc gia.
- Đầu tư – kinh doanh cho nghiên cứu, phát triển khoa học, công nghệ để bảo vệ an ninh mạng.
- Đầu tư – kinh doanh cho nghiên cứu, sản xuất sản phẩm, dịch vụ, ứng dụng để bảo vệ an ninh mạng.
- Đầu tư – kinh doanh dịch vụ đào tạo, phát triển lực lượng bảo vệ an ninh mạng có chất lượng cao.
B/ Hình thức đầu tư – kinh doanh trong lĩnh vực Internet tại Việt Nam
- Đầu tư thành lập tổ chức kinh tế như, công ty cổ phần, công ty TNHH…
- Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
- Thực hiện dự án đầu tư.
- Đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
- Các hình thức đầu tư, loại hình tổ chức kinh tế mới khác theo quy định của Chính phủ.
C/ Thủ tục cơ bản để một dự án đầu tư – kinh doanh trong lĩnh vực Internet đi vào hoạt động?
Trước hết, nhà đầu tư xác định được một (hoặc nhiều) trong số 42 hướng đầu tư – kinh doanh trong lĩnh vực Internet nêu tại mục A trên đây. Tiếp đó, để dự án có thể đi vào hoạt động, theo quy định tại Luật đầu tư 2020, dự án phải trải qua lần lượt hai thủ tục: (1) Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư & lựa chọn nhà đầu tư; (2) Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
1/ Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư & lựa chọn nhà đầu tư (thẩm quyền thuộc Quốc hội, Thủ tướng hoặc UBND cấp tỉnh):
1.1. Trường hợp 1: Dự án của Nhà đầu tư KHÔNG THUỘC trường hợp phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Nhà đầu tư sẽ được lựa chọn đầu tư, sau khi trở thành người chiến thắng thông qua một trong hai thủ tục: (1) Đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai; (2) Đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
– Lưu ý: Trường hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
– Sau khi đã được lựa chọn qua đấu giá hoặc đấu thầu, Nhà đầu tư chuyển sang giai đoạn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
1.2. Trường hợp 2: Dự án của Nhà đầu tư THUỘC trường hợp phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, thì xảy ra hai tình huống:
1.2.1. Tình huống thứ nhất:
Nhà đầu tư tiến hành thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, sau đó chuyển sang thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư theo quy định của pháp luật về đấu thầu.
Lưu ý: Trường hợp tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất mà chỉ có một người đăng ký tham gia hoặc đấu giá không thành theo quy định của pháp luật về đất đai hoặc trường hợp tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư mà chỉ có một nhà đầu tư đăng ký theo quy định của pháp luật về đấu thầu, cơ quan có thẩm quyền thực hiện thủ tục chấp thuận nhà đầu tư khi nhà đầu tư đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật có liên quan.
1.2.2. Tình huống thứ hai:
Nhà đầu tư thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư, đồng thời được chấp thuận (lựa chọn) luôn mà không phải thông qua thủ tục đấu giá hoặc đấu thầu khi:
– Nhà đầu tư có quyền sử dụng đất, trừ trường hợp Nhà nước thu hồi đất vì mục đích quốc phòng, an ninh, thu hồi đất để phát triển kinh tế – xã hội vì lợi ích quốc gia, công cộng theo quy định của pháp luật và đất đai;
– Nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu công nghệ cao;
– Trường hợp khác không thuộc diện đấu giá, đấu thầu theo quy định của pháp luật.
1.2.3. Sau khi đã được lựa chọn đầu tư: Nhà đầu tư chuyển sang giai đoạn xin cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
2/ Thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
2.1. Các trường hợp PHẢI THỰC HIỆN thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
– Dự án đầu tư của nhà đầu tư nước ngoài.
– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật đầu tư năm 2020.
2.2. Các trường hợp KHÔNG PHẢI THỰC HIỆN thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:
– Dự án đầu tư của nhà đầu tư trong nước.
– Dự án đầu tư của tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật đầu tư 2020;
– Đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của tổ chức kinh tế.
– Đối với dự án đầu tư quy định tại các điều 30, 31 và 32 của Luật đầu tư 2020, nhà đầu tư trong nước, tổ chức kinh tế quy định tại khoản 2 Điều 23 của Luật đầu tư 2020 triển khai thực hiện dự án đầu tư sau khi được chấp thuận chủ trương đầu tư.
– Trường hợp nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 37 Luật đầu tư 2020, nhà đầu tư thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại Điều 38 của Luật này.
2.3. Thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– Ban Quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ một số trường hợp đặc biệt.
– Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế, trừ một số trường hợp đặc biệt.
– Cơ quan đăng ký đầu tư nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với dự án đầu tư sau đây:
+ Dự án đầu tư thực hiện tại 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên;
+ Dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao và khu kinh tế;
+ Dự án đầu tư trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế nơi chưa thành lập Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế hoặc không thuộc phạm vi quản lý của Ban quản lý khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
– Cơ quan tiếp nhận hồ sơ dự án đầu tư là cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, trừ trường hợp quy định tại Điều 34 và Điều 35 của Luật đầu tư 2020.
D/ Tại sao bạn chọn Netlaw & Luật sư Internet?
- Tại Netlaw, có đội ngũ Luật sư/chuyên gia trong lĩnh vực pháp luật Internet và đầu tư với kinh nghiệm tư vấn, triển khai trên 15 năm tại Việt Nam.
- Đặc thù hoạt động đầu tư trong lĩnh vực Internet, trên phương diện hồ sơ, thủ tục cấp phép, là: Ngoài những nội dung cần phải giải trình với cơ quan nhà nước như các dự án thông thường, các dự án trong lĩnh vực này đáp ứng được yêu cầu pháp luật liên quan đến an toàn, an ninh thông tin.
- Việc áp dụng pháp luật trong lĩnh vực Internet, Luật Đầu tư và lĩnh vực pháp luật khác phải tuân thủ những quy định có tính nguyên tắc sau đây:
a) Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và pháp luật liên quan đến lĩnh vực Internet đã được ban hành trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh hoặc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư.
b) Trường hợp có quy định khác nhau giữa Luật Đầu tư và pháp luật liên quan đến lĩnh vực Internet trước ngày Luật Đầu tư có hiệu lực thi hành về trình tự, thủ tục đầu tư kinh doanh, bảo đảm đầu tư thì thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư, trừ các trường hợp sau đây:
– Việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn đầu tư của Nhà nước tại doanh nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
– Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư công và việc quản lý, sử dụng vốn đầu tư công thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư công;
– Thẩm quyền, trình tự, thủ tục đầu tư, thực hiện dự án; pháp luật điều chỉnh hợp đồng dự án; bảo đảm đầu tư, cơ chế quản lý vốn nhà nước áp dụng trực tiếp cho dự án đầu tư theo phương thức đối tác công tư thực hiện theo quy định của Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư;
– Việc triển khai dự án đầu tư xây dựng, nhà ở, khu đô thị thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng, Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản sau khi đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận điều chỉnh chủ trương đầu tư theo quy định tại Luật Đầu tư;
– Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của Luật Các tổ chức tín dụng, Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Dầu khí;
– Thẩm quyền, trình tự, thủ tục, điều kiện đầu tư kinh doanh, hoạt động về chứng khoán và thị trường chứng khoán trên thị trường chứng khoán Việt Nam thực hiện theo quy định của Luật Chứng khoán.
c) Đối với hợp đồng trong đó có ít nhất một bên tham gia là nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế quy định tại khoản 1 Điều 23 của Luật Đầu tư, các bên có thể thỏa thuận trong hợp đồng việc áp dụng pháp luật nước ngoài hoặc tập quán đầu tư quốc tế nếu thỏa thuận đó không trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Việc đầu tư trong lĩnh vực Internet còn chịu sự điều chỉnh tại các cam kết quốc tế mà Việt Nam tham gia. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa cam kết quốc tế và pháp luật Việt Nam, cam kết quốc tế sẽ được ưu tiên áp dụng.
C/ Netlaw hỗ trợ khách hàng những hạng mục công việc gì?
– Đại diện Khách hàng, làm việc với các đầu mối cơ quan QLNN có liên quan để được cập nhật thực tiễn về thủ tục và quy trình cấp phép, hoàn thiện hồ sơ.v.v…, tránh các các rủi ro về thời gian và thiệt hại kinh tế không cần thiết.
– Lên khối lượng công việc và báo giá phí dịch vụ.
– Dự thảo Hợp đồng dịch vụ chính thức sau khi đã thống nhất về giá và các điều khoản chính của hợp đồng.
– Tư vấn hoàn thiện các điều kiện để được cấp giấy phép & tư vấn tiết kiệm tài chính khi xin giấy phép.
– Chuẩn bị hồ sơ theo quy định pháp luật, trên cơ sở phối hợp với Khách hàng.
– Đại diện/cùng khách hàng nộp hồ sơ.
– Đại diện/cùng khách hàng làm việc với các đầu mối xét duyệt để sửa hồ sơ để giải trình, tiếp thu, chỉnh sửa hồ sơ theo yêu cầu.
– Đại diện/cùng khách hàng giải trình, sửa đổi, bổ sung trong suốt thời gian thẩm định hồ sơ.
– Đại diện/cùng khách hàng nhận các loại giấy phép/xác nhận/thông báo/giấy tờ có giá trị pháp lý khác từ CQNN.
D/ Tư vấn hậu cấp phép: Tư vấn và cùng khách hàng giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động hậu cấp phép, cũng như quá trình sửa đổi, bổ sung…giấy phép (nếu có).
E/ Trích dẫn quy định pháp luật liên quan trực tiếp đến giấy phép
– Luật đầu tư 2020 & các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đầu tư.
– Các văn bản pháp luật liên quan đến lĩnh vực Internet tại Việt Nam.
– Những cam kết quốc tế của Việt Nam trong lĩnh vực Internet.