Sở hữu trí tuệ trên Internet

1/ Hiểu thế nào về sở hữu trí tuệ trên Internet?

Sở hữu trí tuệ được hiểu là, sở hữu những tài sản trí tuệ. Đó là những tài sản, đối tượng đặc thù, gồm: quyền tác giả (với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, các buổi biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng.v.v..) & quyền sở hữu công nghiệp như: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý & quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Trong thời đại ngày nay, các đối tượng của sở hữu trí tuệ được “số hóa” – một dạng biến đổi/tồn tại đặc biệt của tài sản trí tuệ, cho phép đối tượng này có thể lưu trữ, đăng tải và truyền đi trên môi trường Internet. Và vì nhiều mục đích khác nhau, sau khi “số hóa”, các đối tượng của sở hữu trí tuệ được đưa lên Internet, trong đó, nhiều nhất là: các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại…

Các đối tượng của sở hữu trí tuệ tồn tại trên Internet, sẽ làm phát sinh quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản trí tuệ trên môi trường đó. Đồng thời, sự tồn tại này, cũng tiềm ẩn nhiều nguy cơ, dẫn đến việc các quyền sở hữu trí tuệ có thể bị xâm phạm – sự xâm phạm trên môi trường Internet.

Khi mà cuộc sống đang khiến nhân loại ngày càng dành nhiều thời gian hơn cho các hoạt động online, thì vô hình chung, những gì liên quan đến sở hữu trí tuệ trên Internet cũng trở nên quan trọng hơn so với môi trường “phi Internet” trước đây. Trong đó, một trong những điều được đặc biệt quan tâm là, hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên Internet.

2/ Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên Internet & những đặc thù?

Theo cách hiểu truyền thống, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ được coi là một hiện tượng xã hội, trong đó, xảy ra hành vi vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ hoặc thực hiện quyền sở hữu trí tuệ xâm phạm lợi ích của nhà nước, lợi ích công cộng, quyền và lợi ích của tổ chức, cá nhân khác. Các hành vi này được pháp luật quy định cụ thể, gắn liền với từng đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ như: Nhóm hành vi xâm phạm quyền tác giả; nhóm hành vi xâm phạm các quyền liên quan; nhóm hành vi xâm phạm quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhóm hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh; nhóm hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu, tên thương mại.v.v…Ví dụ, với nhãn hiệu, các hành vi sau đây, được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu, thì bị coi là xâm phạm: Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng với hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó; sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ; sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hoá, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hoá, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.v.v…

Tương tự môi trường truyền thống, trên Internet, cũng có hiện tượng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên, do đặc thù của Internet, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên môi trường này có một số đặc thù sau:

Một là, quyền sở hữu trí tuệ trên Internet có nguy cơ bị xâm phạm ở mức độ cao hơn. Tính “không biên giới” của Internet khiến cho mọi hoạt động trên môi trường này dường như không có giới hạn về phạm vi địa lý.

Hai là, khi chủ sở hữu thực thi quyền sở hữu trí tuệ của mình trên Internet, dễ vi phạm quyền lợi của tổ chức/cá nhân khác nhiều hơn. Bởi vì, công nghệ trên online cho phép “TÌM KIẾM” & “CHỦ ĐỘNG TIẾP CẬN” cộng đồng người dùng Internet một cách nhanh chóng, rộng khắp.

Ba là, quyền sở hữu trí tuệ trên Internet dễ bị xâm phạm hơn. Do tính “ẩn danh” trong các hoạt động Internet, cũng như tính “khó nhận biết về sự vi phạm”.

Nhiều trường hợp, để biết được quyền sở hữu trí tuệ của mình đang bị xâm phạm, cần sự hỗ trợ của công cụ kỹ thuật, cũng như sự hiểu biết về công nghệ online. Không thể dùng mắt thường, tai nghe để phát hiện được. Ví dụ như: Việc xâm phạm thông qua hình thức “liên kết siêu văn bản”, xâm phạm thông qua quá trình thực hiện các chiến dịch quảng cáo ad network, quảng cáo qua các search engine (google là một ví dụ), quảng cáo qua các mạng xã hội (Facebook, Instagram, tiktok, youtube…).v.v…

Bốn là, mức độ thiệt hại và hậu quả của việc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ trên Internet thường nhanh hơn về thời gian, nặng nề hơn về thiệt hại và khó khắc phục hậu quả hơn. Điều này xuất phát từ lý do: Công nghệ “tán phát” thông điệp quảng cáo ngày càng thông minh, khả năng sao chép, “ăn cắp” thông điệp, ý tưởng quảng cáo trên Internet ngày càng nhanh và “ẩn danh”…

Năm là, việc xác định đối tượng xâm phạm quyền sở hữu trị tuệ trên Internet thường khó khăn hơn, do tính “ẩn danh” trong hoạt động trên Internet quy định.

Sáu là, việc khôi phục, xác lập và lưu giữ chứng cứ trên Internet đòi hỏi phải có sự hiểu biết, thông thạo cả trên phương diện pháp lý và công nghệ quảng cáo online. Nếu không, những gì bạn ghi âm được, chụp được, ghi hình được từ Internet không được coi là căn cứ pháp lý để chứng minh: Hành vi vi phạm của tổ chức/cá nhân khác; thiệt hại xảy ra.v.v…

3/ Tại sao cần Netlaw.vn & Luật sư Internet?

Với sự thông thạo pháp lý truyền thống, pháp luật liên quan đến Internet và sự am hiểu công nghệ, Netlaw.vn & Luật sư Internet có thể giúp bạn:

– Tránh được tối đa việc có thể xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác khi tiến hành các hoạt động trên Interent như: Cung cấp hàng hóa, dịch vụ, quảng cáo – marketing…

– Xác lập, khôi phục chứng cứ điện tử có liên quan, đảm bảo đủ tiêu chuẩn chứng cứ Nhà nước công nhận, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích trước đối thủ cạnh tranh và cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

– Xác định được đối tượng thực hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ.

– Xác định được thiệt hại có thể xảy ra từ hành vi vi phạm.

– Gỡ bỏ những thông tin vi phạm trên cơ sở một giải pháp kỹ thuật – pháp lý phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

4/ Netlaw.vn cung cấp những gói dịch vụ gì?

– Gói dịch vụ: Xem xét pháp lý các hoạt động cụ thể trên Internet (ví dụ: chiến dịch Marketing – Quảng cáo online) theo yêu cầu của bạn (tạm gọi là: Kiểm toán pháp lý về quyền sở hữu trí tuệ).

– Gói dịch vụ: Gỡ thông tin (clip, ảnh, text) vi phạm pháp luật về sở hữu trí tuệ trên cơ sở một giải pháp kỹ thuật – pháp lý phù hợp với từng trường hợp cụ thể.

– Gói dịch vụ: Lập bộ hồ sơ chứng cứ điện tử liên quan để bảo vệ quyền lợi của bạn phát sinh từ các vụ việc cụ thể liên quan đến xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.

– Gói dịch vụ: Đại diện làm việc với các bên có liên quan để bảo vệ quyền lợi của bạn (đối thủ cạnh tranh, thanh tra, công an, cơ quan nhà nước khác…).

– Luật sư bảo vệ quyền lợi của bạn khi vụ việc được khởi kiện ra tòa, trọng tài.

5/ Liên hệ với Netlaw.vn như thế nào?

Công ty Luật Netlaw.

VPGD Hà Nội: Tầng M, Trung tâm thuơng mại Grand Plaza, 117 Trần Duy Hưng, Hà Nội.

Hotline: 0767.55.44.55

Email: contact.netlaw@gmail.com

Website: www.netlaw.vn; www.internetlaw.vn

 

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0767.55.44.55