Sàn thương mại điện tử & giải quyết tranh chấp

A/ Ai tham gia Thương mại điện tử?

Trong thời đại Internet ngày nay, hầu như tất cả chúng ta đều ít nhiều tham gia vào các giao dịch điện tử, tức là giao dịch được thực hiện bằng phương tiện điện tử. Trong đó, có giao dịch thương mại điện tử.

Giao dịch điện tử là việc tiến hành một phần hoặc toàn bộ quy trình của hoạt động thương mại bằng phương tiện điện tử có kết nối với mạng Internet, mạng viễn thông di động hoặc các mạng mở khác. Theo pháp luật Việt Nam, thương mại điện tử bao gồm 4 hoạt động/chủ thể chính, bao gồm:

– Một là, bạn tự xây dựng một website/app để bán hàng hóa/dịch vụ của riêng mình, khi đó, bạn là chủ của “website thương mại điện tử”.

212876434 845545936331280 7984495899639374035 n

– Hai là, bạn xây dựng một website/app để các thương nhân kinh doanh dịch vụ/sản phẩm của họ. Khi đó, bạn là chủ sở hữu của “Sàn thương mại điện tử”.

213891687 341170694144301 3081120204489114502 n

– Ba là, bạn kinh doanh trên “Sàn thương mại điện tử” của người khác để mua/bán dịch vụ/hàng hóa của mình, bạn được gọi là: Thương nhân.

– Bốn là, bạn có nhu cầu mua bán hàng hóa, dịch vụ online, truy cập vào các website/app thương mại điện tử để thỏa mãn nhu cầu mua sắp của mình, bạn được gọi là: Khách hàng.

B/ Nếu bạn có kế hoạch xây dựng một Website/Sàn thương mại điện tử, bạn cần quan tâm gì trên phương diện pháp lý?

– Bạn cần biết/nên biết/phải biết: website/app này có phải xin phép/đăng ký với nhà nước không? Nếu có, trình tự, thủ tục như thế nào?

– Bạn cần biết/nên biết/phải biết: website/app này được quyền thu thập những thông tin gì của Thương nhân & Khách hàng; thông tin này được bạn sử dụng như thế nào?

– Cơ chế kỹ thuật – pháp lý trên website/app để hình thành quan hệ hợp đồng giữa Thương nhân với Khách hàng, theo đúng pháp luật Việt Nam? Làm thế nào để bảo vệ tối đa lợi ích của bạn?

– Cơ chế kỹ thuật – pháp lý trên website/app để hình thành quan hệ hợp đồng giữa Sàn với Thương? Làm thế nào để bảo vệ tối đa lợi ích của bạn?

– Và nhiều khía cạnh pháp lý khác, liên quan đến lĩnh vực dân sự, thương mại, sở hữu trí tuệ, Internet.v.v…, xung quanh việc vận hành website/app – chợ online – của bạn với tư cách là Chủ sở hữu.

C/ Nếu bạn đang vận hành một Website thương mại điện tử/Sàn thương mại điện tử, bạn cần quan tâm gì trên phương diện pháp lý?

Để bảo vệ tối đa quyền lợi của mình, bạn cần một Công ty Luật chuyên trách trong lĩnh vực Internet và thương mại điện tử, đánh giá (review/audit) lại toàn bộ hoạt động của webiste/sàn trên phương diện pháp lý; nhằm điều chỉnh những vấn đề pháp lý, tránh nguy cơ gây thiệt hại có thể xảy ra. Điều này đặc biệt quan trọng trong trường hợp, bạn có nhiều khách hàng đang định cư ngoài lãnh thổ Việt Nam. Khi đó, website/sàn thương mại điện tử chịu sự điều chỉnh của hệ thống pháp luật đa quốc gia, cũng như tuân thủ chính sách của những tổ chức quốc tế tham gia điều chỉnh nhiều vấn đề thuộc về Internet.

D/ Nếu bạn là một Thương nhân kinh doanh trên Sàn thương mại điện tử, bạn cần quan tâm gì trên phương diện pháp lý?

1/ Bạn cần xây dựng sẵn bộ chứng cứ điện tử?

Bộ chứng cứ điện tử dùng để chứng minh tài sản của mình/giá trị tài sản của mình trên Sàn thương mại điện tử – bước chuẩn bị cần thiết và quan trọng nhất, phòng trường hợp phải giải quyết tranh chấp với chủ sở hữu Sàn thương mại điện tử (nếu có trong tương lai).

Môi trường Interent khác môi trường truyền thống ở nhiều điểm, trong đó, việc xác lập, khôi phục chứng cứ điện tử luôn là một thách thức lớn với bất cứ ai.

Thử hình dung, bỗng một ngày, tài khoản của bạn trên Sàn TMĐT bị khóa vì những cáo buộc từ phía đơn vị vận hành: vi phạm chính sách của Sàn. Lúc đó, trong tay bạn có gì để có thể chứng minh và bảo vệ mình?

Thử hình dung, bạn có trong tay nhiều email trao đổi, ảnh chụp màn hình, số điện thoại liên hệ cung cấp cho Sàn thương mại điện tử.v.v…nhưng những thứ bạn đưa ra, trên phương diện pháp lý, không được coi là chứng cứ? Vậy, trong trường hợp này, cái gì là căn cứ để bảo vệ tài sản, quyền lợi của bạn trước những vụ tranh chấp với đơn vị vận hành Sàn thương mại điện tử?

Và nhiều tình huống pháp lý khác trên thực tế cần và rất cần bạn có trong tay một bộ chứng cứ điện tử ĐỦ TIÊU CHUẨN PHÁP LÝ để bảo vệ bạn và tài sản của bạn trong quan hệ tranh chấp với Sàn thương mại điện tử.

2/ Giải quyết tranh chấp với chủ sở hữu Sàn thương mại điện tử

Trong quan hệ giao thương giữa Thương nhân với Chủ sở hữu/đơn vị vận hành Sàn thương mại điện tử, thường xảy ra những mâu thuẫn cơ bản, liên quan đến nhiều khía cạnh, dẫn đến tranh chấp, điển hình như:

– Sàn TMĐT khóa tài khoản của Thương nhân và cáo buộc Thương nhân vi phạm chính sách của Sàn.

– Vấn đề chậm thanh toán tiền từ Sàn thương mại điện tử cho Thương nhân; thường xuyên chậm giao hàng hóa/dịch vụ của Thương nhân đến tay người tiêu dùng; giao nhầm/giao sai địa chỉ hàng của Thương nhân; sử dụng thương hiệu, hình ảnh, thông tin của Thương nhân không đúng cam kết, gây thiệt hại cho Thương nhân.v.v…

– Sàn thương mại điện tử can thiệp vào quan hệ giữa Thương nhân và người tiêu dùng theo chính sách của Sàn, nhưng thực hiện không đúng, gây thiệt hại cho tài sản và thương hiệu của Thương nhân.

– Nhiều tình huống khác, làm phát sinh tranh chấp giữa Thương nhân và Sàn thương mại điện tử vì: quan hệ giữa Thương nhân với Chủ sở hữu/đơn vị vận hành Sàn TMĐT là quan hệ hợp đồng – hợp đồng điện tử.

3/ Xác định giá trị thương hiệu & tiến hành thủ tục chuyển nhượng tài sản này cho Thương nhân/Tổ chức/Cá nhân khác

Gây dựng được thương hiệu của mình trên Sàn thương mại điện tử, sẽ có lúc, Thương nhân nghĩ tới việc chuyển nhượng khối tài sản khổng lồ này cho Thương nhân/Tổ chức/Cá nhân khác.

Việc chứng minh giá trị tài sản và các thủ tục pháp lý cho quá trình chuyển nhượng này có nhiều đặc thù, khác biệt lớn so với việc chuyển nhượng tài sản thông thường. Bên cạnh đó, quá trình chuyển giao giữa bên bán và bên mua cũng chứa đựng những rủi ro trên phương diện an toàn, bảo mật và chuyển giao quyền sử dụng tài khoản hệ thống của gian hàng trên Sàn thương mại điện tử.

Khi đó, Thương nhân cần một đơn vị pháp lý chuyên sâu trong lĩnh vực Interent và thương mại điện tử để hỗ trợ, tư vấn và triển khai giúp mình hoàn tất quá trình chuyển nhượng an toàn, đúng thời điểm và đúng pháp luật.

4/ Tranh chấp giữa Thương nhân với đối tượng buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng vi phạm quyền Sở hữu trí tuệ trên sàn thương mại điện tử

Internet vốn tràn ngập các loại hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT ở cả dạng kỹ thuật số và truyền thống. Trên Sàn thương mại điện tử cũng vậy, Thương nhân thường xuyên phải đối mặt với nạn hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm quyền SHTT. Gây thiệt hại nghiêm trọng đến danh tiếng và doanh thu của Thương nhân.

Trường hợp này, Thương nhân cần được tư vấn để xác lập chứng cứ điện tử hợp pháp, từ đó, đấu tranh/làm việc với các bên liên quan, Sàn thương mại điện tử, Cơ quan nhà nước có thẩm quyền, nhằm loại bỏ tình trạng này.

Trong nhiều trường hợp, Thuơng nhân cũng cần những giải pháp kỹ thuật – pháp lý để vô hiệu hóa hành vi/tài khoản buôn bán hàng giả, hàng nhái, hàng xâm phạm Quyền SHTT của Thương nhân.

5/ Tranh chấp giữa Thương nhân với Thương nhân, liên quan đến hành vi vi phạm pháp luật về quảng cáo và cạnh tranh

Quảng cáo sai sự thật/truyền thông vi phạm pháp luật cạnh tranh sẽ dẫn đến một sự “phá hủy sân chơi bình đẳng” giữa Thương nhân và Thương nhân. 

Trên Internet, nơi các website/sàn thương mại điện tử, có thể tạo ra hàng triệu, hàng tỷ doanh thu mỗi ngày, mỗi giờ, những chương trình, chiến dịch truyền thông sai lệch pháp luật về quảng cáo và pháp luật cạnh tranh có thể nhanh chóng mang lại lợi thế to lớn cho “kẻ xấu”, gây thiệt hại cho Thương nhân chân chính. Trong nhiều trường hợp, quảng cáo/truyền thông trái pháp luật còn mở rộng ra ngoài website/sàn thương mại điện tử mà Thương nhân đang kinh doanh như: mạng xã hội, trang web khác, ứng dụng dành cho thiết bị di động…

Trong tình huống này, sẽ xảy ra tranh chấp giữa các Thương nhân với nhau. Và khi đó, Thương nhân cần Luật sư chuyên sâu trong lĩnh vực Interent, thông thạo cả kiến thức pháp lý, công nghệ quảng cáo, các công cụ kỹ thuật, nhằm:

– Xác định được những đối tượng đang vận hành các chiến dịch quảng cáo/truyền thông sai sự thật, vi vi phạm pháp luật về quảng cáo và cạnh tranh.

– Chứng minh thiệt hại xảy ra bắt nguồn từ các quảng cáo sai sự thật.

– Gỡ những nội dung quảng cáo gây thiệt hại cho Thương nhân.

– Đại diện trong tố tụng/ngoài tố tụng, giúp Thương nhân yêu cầu chấm dứt hành vi vi phạm, bồi thường thiệt hại.

– Tư vấn cho Thương nhân xây dựng giải pháp kỹ thuật – pháp lý mang tính phòng ngừa để không rơi vào thế “bị động” tương tự trong tương lai.

E/ Tại sao bạn cần NETLAW.VN khi hoạt động thương mại điện tử?

Tại Netlaw.vn, các Luật sư Internet có sự nghiên cứu, hiểu biết chuyên sâu về pháp luật liên quan đến Internet, cũng như những hoạt động trên phương diện CNTT gắn liền với vận hành website/sàn thương mại điện tử.

Tại Netlaw.vn, pháp luật luôn được áp dụng kèm theo các giải pháp kỹ thuật trong và ngoài nước để xử lý các vấn đề phát sinh.

Tại Netlaw.vn, có sự kết nối các văn phòng, công ty luật chuyên sâu lĩnh vực Internet trên thế giới để giải quyết những vấn đề của bạn.

Tại Netlaw.vn, quy tụ đội ngũ chuyên gia Internet trên nhiều lĩnh vực để cùng các luật sư và bạn cùng giải quyết những vấn đề khi có yêu cầu.

Tại Netlaw.vn, Luật sư Internet sẽ giúp bạn xác định và định danh được đối tượng xâm phạm quyền lợi chính đáng của bạn; xác lập/khôi phục chứng cứ điện tử; tư vấn và đại diện cho bạn trong mọi hoạt động pháp lý.

E/ NETLAW cung cấp những gói dịch vụ?

– Dịch vụ cấp phép, đăng ký website/sàn thương mại điện tử tại Việt Nam và tại quốc gia do bạn chỉ định.

– Tư vấn giải pháp pháp lý – kỹ thuật để giải quyết các nhu cầu của Thương nhân chuẩn bị/đang/đã dừng hoạt động kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử.

– Đại diện tranh tụng tại Tòa án, Trọng tài tại Việt Nam và quốc gia khác được chỉ định (kết hợp với các Luật sư nơi có Tòa án/trọng tài có thẩm quyền giải quyết yêu cầu của vụ việc).

– Tư vấn, định giá và soạn thảo hợp đồng mua bán lại gian hàng/doanh nghiệp hoạt động kinh doanh trên các Sàn thương mại điện tử.

F/ Những vụ việc điển hình mà Nelaw.vn & Luật sư Interent đã thực hiện

– Đại diện nộp đơn khiếu nại những người bán hàng giả trên Amazon và một sàn thương mại điện tử tại Việt Nam (Lazad, Tiki, shopee…), để: (1) vô hiệu hóa ứng dụng vi phạm bản quyền trong App Store và Google Play; (2) Chấm dứt hoạt động vi phạm bản quyền bán sách điện tử giả, trò chơi điện tử vi phạm quyền SHTT.

Tư vấn và đại diện xử lý cho một khách hàng để vô hiệu hóa trang web và thu giữ các tài sản kỹ thuật số giả mạo.

– Đại diện cho một nhà sản xuất thiết bị điện tử trong vụ kiện hàng giả với một công ty bán sản phẩm nhái trên Amazon.

– Đại diện cho một công ty trò chơi điện tử trực tuyến tại Việt Nam trong việc ngăn chặn một công ty khác kinh doanh trái phép các phiên bản trò chơi.

– Đại diện cho nhiều khách hàng trong việc đảm bảo gỡ bỏ các sản phẩm kỹ thuật số giả mạo từ các máy chủ ở nước ngoài.

– Đại diện cho một nhà sản xuất sữa trong vụ kiện quảng cáo sai sự thật chống lại cái gọi là trang web đánh giá người tiêu dùng. 

– Đại diện cho một công ty bán lẻ thiết bị văn phòng một vụ kiện quảng cáo sai sự thật, liên quan đến đơn vị.

– Đại diện cho một công ty làm việc với đối thủ cạnh tranh, yêu cầu dừng hành vi cho nhân viên tổng đài của mình đưa ra những tuyên bố sai lệch về khách hàng, thị trường, ảnh hưởng tới thương hiệu của Thân chủ.

G/ Liên hệ với Netlaw như thế nào?

Công ty Luật Netlaw.

VPGD Hà Nội: Tầng M, Trung tâm thuơng mại Grand Plaza, 117 Trần Duy Hưng, Hà Nội.

Hotline: 0767.55.44.55

Email: contact.netlaw@gmail.com

Website: www.netlaw.vn; www.internetlaw.vn

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

0767.55.44.55